Imperia Garden 423 Minh KhaiCội nguồn của hạnh phúc

Phòng kinh doanh : 0976.799.138 - 0967.972.066


Xem video Đặt mua

Vị trí

Dự án có địa chỉ tại số 423 đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, từ Imperia Garden Minh Khai cách Hồ Hoàn Kiếm 2,5 km, Times City 500m,...

Tiện ích

Chung cư Imperia Garden tạo nên một bức tranh cuộc sống đầy đủ tiện nghi hiện đại và không gian ngập tràn màu xanh của cây cối. Chính vì điều này đã tạo nên sự khách biệt độc đáo cho những căn hộ nơi đây đối với nhiều chung cư khác,...

Căn hộ

Căn hộ Imperia Garden Minh Khai được thiết kế hợp với phong thủy,với thiết kế các căn hộ từ 2-3 phòng ngủ và tất cả các phòng đều có ánh sáng vòa tạo nên không gian thoáng mát và tràn đầy sinh khi cho cư dân nơi đây,...

Phutai Land mở bán dự án Tháp Doanh Nhân Hà Đông

Chung cư Tháp Doanh Nhân Hà Đông bao gồm 1 tòa tháp cao 52 tầng trong đó có 5 tầng hầm 45 tầng căn hộ và 2 tầng nóc. Khu chung cư Tháp Doanh Nhân là khu căn hộ cao cấp bậc nhất của Q.Hà Đông được phát triển nhiều hệ thống tiện ích hiện đại, đồng bộ. 
Tổng quan
- Tên dự án: Toà nhà hỗn hợp Tháp Doanh Nhân 
- Vị trí dự án: Số 1 Thanh Bình, Quận Hà Đông, Hà Nội 
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô
- Đơn vị thiết kế: Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
- Diện tích khuôn viên: 2.710 m2
- Diện tích xây dựng: 70,000 m2
- Chiều cao 52 tầng, với chiều cao toà nhà là 168m
- Quy mô: 5 tầng hầm và 45 tầng nổi, 02 tầng lửng
Toà tháp Doanh nhân được quy hoạch trên lô đất có diện tích 1.370 m2, với vị trí đắc địa tại trung tâm quận Hà Đông và các khu vực thương mại, dịch vụ tiện ích khác. dự án do Ngân hàng Quốc tế VIB tài trợ vốn với tổng số vốn đầu tư 1200 tỷ.
Dự kiến đầu tháng 4 này dự án Tháp Doanh nhân sẽ được mở bán chính thức với giá bán từ 18tr/m2 với diện tích căn hộ đa dạng: 75, 95,100, 135  m2.
Mọi chi tiết về Dự án quý kách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0976799138
Website: http://thapdoanhnhan.info/

Nội thất bàn giao chung cư Imperia Garden Minh Khai

Nội thất chung cư Imperia Garden Minh Khai được thiết kế theo phong cách hiện đại, tiện nghi, nội thất sang trọng đồng bộ. Căn hộ Imperia Garden Minh Khai đảm bảo ánh sáng tự nhiên, nội thất sang trọng thương hiệu Singapore
Diện tích căn hộ đa dạng từ 70 m2 đến 120 m2 phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thiết kế căn hộ Imperia Minh Khai được bố trí khoa học, thuận tiện cho mọi sinh hoạt trong gia đình bạn.
Tổng quan
- Tên dự án: Dự án chung cư Imperia Garden Minh Khai.
- Vị trí: Số 423 Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần HBI.
- Nhà thầu thi công: Coteccons, Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hoà Bình.
- Đơn vị tư vấn giám sát: Coninco 3C, Rhincon.
- Đơn vị phát triển dự án: M.I.K Corporation.

- Đơn vị bảo trợ tài chính: VPBank.

Nha Trang quyết dọn biển

Nha Trang chủ trương đập bỏ toàn bộ các công trình kiến trúc đã xây dựng ở phía đông đường Trần Phú, đang che chắn tầm nhìn ra biển của du khách. Chủ trương này đang được người dân ủng hộ.
Doanh nghiệp Nhà nước nên không phải đền bù

Sáng 9.3, Sở Xây dựng Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với giới kiến trúc sư, các hội nghề nghiệp, các sở ngành liên quan để nghe góp ý về việc điều chỉnh quy hoạch phía đông đường Trần Phú. Các ý kiến đều nhất trí với việc cần phá dỡ tất cả các công trình kiến trúc có tính quy mô như khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng kiên cố, phá bỏ các hàng rào đã che chắn tầm nhìn ra biển của du khách. Tuy nhiên, tỉnh Khánh Hòa đang gặp khó khi những công trình này, hoặc đã tồn tại từ lâu, hoặc đã được tỉnh cấp phép.

“Tháo dỡ là điều phải làm. Chỗ nào phải đền bù thiệt hại thì tỉnh sẽ làm theo luật định. Chỗ nào của nhà nước quản lý thì dứt khoát phải tháo dỡ, hạn cuối là đến năm 2018”, ông Phan Văn Dẽ, Giám đốc Sở Xây dựng, khẳng định.

Ông Lâm Duy Anh Cường, Giám đốc Công ty Sovico - đơn vị quản lý trực tiếp khu resort Ana Mandara, cam kết: “Chúng tôi sẽ chấp hành chỉ đạo của tỉnh là sẽ chuyển dời đúng kế hoạch”. Đây là khu resort quy mô nhất với diện tích trên 20.000 m2 nằm ở phía đông đường Trần Phú, “bít” toàn bộ chiều dài hơn 500 m của bờ biển Nha Trang. Tuy giấy phép đến năm 2022 mới hết hạn nhưng khu resort phải tháo dỡ toàn bộ vật kiến trúc. Tỉnh Khánh Hòa đã giao đất cho doanh nghiệp này tại khu Bãi Dài, bắc bán đảo Cam Ranh.
“Vì đây là doanh nghiệp nhà nước nên không phải đền bù gì”, ông Cường cho biết. Tương tự là nhà nghỉ dưỡng 378 (Bộ Công an) nằm phía bắc đường Trần Phú cũng phải tháo dỡ. Hàng loạt nhà hàng, quán bar như Sailing Club, Louisiane cũng phải chuyển dời. Nhà hàng Four Season (Bốn Mùa) mới được tỉnh cấp phép hoạt động 2 năm nay nhưng bị dư luận bất bình vì “bít” biển nên cũng phải tháo dỡ.

Ông Lê Xuân Thơm, Tổng giám đốc Công ty dịch vụ Bốn Mùa Nha Trang cho biết ngày 20.3 công ty và UBND tỉnh sẽ họp bàn để chọn một trong hai phương án mà chủ đầu tư đã đề nghị. Theo phương án được chọn, chủ đầu tư sẽ vừa kinh doanh nhưng không bít tầm nhìn ra biển. Cũng theo ông Thơm, tỉnh Khánh Hòa sẽ không đền bù cho việc đập bỏ tiêu tốn 25 tỉ đồng này của ông. Bù lại, ông đề nghị gia hạn thuê đất từ 40 năm như hiện nay lên trên 50 năm để khắc phục thiệt hại. “Dù được phép xây dựng tầng hầm không che chắn bờ biển, song nơi nào có cây xanh thì không được phá cây để xây công trình ngầm”, ông Phan Văn Dẽ dứt khoát.

Bài học xương máu

Ủng hộ di dời công trình ven biển Nha Trang, chuyên gia du lịch Huỳnh Văn Sơn phân tích Chính phủ đã có quy định hành lang biển 50 m từ mặt biển không được giao cho nhà đầu tư, không được xây dựng, để diện tích này là khu vực công cộng. Như vậy, rất nhiều dự án hiện hữu ven biển hiện nay ở phía đông đường Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa, nằm trong phạm vi 50 m này và phải di dời.

Việc giải tỏa các công trình ven biển mang lại nhiều lợi ích cho du lịch địa phương, không chỉ hạn chế được tối đa nạn ô nhiễm môi trường do nằm sát biển, mà còn đem lại sự thông thoáng, mỹ quan cho khu vực này, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và du khách. Đặc biệt, nếu hành lang ven biển không bị kẹt cứng trong những dãy khách sạn sẽ mang lại cơ hội cho phát triển sâu vào bên trong đất liền. Chẳng hạn, ở Nha Trang, khu nghỉ dưỡng Ana Mandara che chắn tầm nhìn bằng một dãy tường và cây cối cao cả chục mét, thì khu vực bên kia đường Trần Phú không thể phát triển được. Không ai dại gì đầu tư vào khu vực này khi khách không thể nào qua đường để xuống biển.

Việc Nha Trang giải tỏa các công trình sát mép biển phía đông đường Trần Phú là bài học đắt giá cho phát triển du lịch ven biển ở VN. Qua vấn đề này, chúng ta thấy được tầm nhìn quy hoạch của ta quá yếu, có nơi có tầm nhìn quy hoạch ven biển tốt nhưng thiếu quyết liệt. Thành ra, mặt tiền biển VN vẫn bị lãng phí do các dự án chiếm hết phần. Ở các nước trên thế giới, khu vực sát mép biển hầu như không có công trình xây dựng nào, không như ở nước ta.

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, nhận định quy hoạch không gian ven biển ở VN trong quá khứ là rất sai. Những doanh nghiệp tới trước xây dựng bít hết mặt tiền biển thì những ai tới sau không thể nào phát triển được do bị chặn hết đường, dẫn đến những doanh nghiệp ở sát mặt biển thì kiếm ăn được lớn, còn bên trong thì phát triển èo uột. Người dân từ đó bị kẹt cứng không có đường ra biển, ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến dân sinh và cả lợi ích kinh tế. Trên thế giới, khu vực ven biển ở trung tâm không bao giờ được đầu tư xây dựng công trình; chỉ cấp phép cho các dự án sát mép biển ở khu vực xa.

Tại Nha Trang, vịnh biển rất đẹp, vì thế nhất thiết phải tháo dỡ hết các công trình che chắn tầm nhìn. Quyết định này tuy trễ nhưng có còn hơn không. Nếu quyết liệt làm được, Nha Trang sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn vì có đường Trần Phú rất đẹp chạy dài ven biển. Các thành phố ven biển khác ở VN như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phan Thiết… cần phải suy nghĩ từ chính sách của Nha Trang để chấn chỉnh lại khu vực mép biển.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Đập bỏ theo lộ trình

Việc tỉnh Khánh Hòa có chủ trương đập bỏ toàn bộ các công trình kiến trúc đã xây dựng ở phía đông đường Trần Phú, trả lại bờ biển thông thoáng là việc rất đáng hoan nghênh ủng hộ. Đây là quyết định mang tính hướng Nha Trang đến phát triển bền vững.

Tuy nhiên, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để thực thi được. Bởi các dự án gắn kết với quyền lợi của nhiều đối tượng: doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, người dân địa phương... rất lâu rồi. Về quyết định xóa bỏ các công trình ngay, tôi nghĩ cần có lộ trình, không thể vội vã được.

Quy hoạch Nha Trang trước mắt dừng cấp phép các dự án nhà cao tầng sát biển, cải tạo tình trạng kẹt xe, ô nhiễm tại đường ven biển. Bước thứ ba mới mời các nhà tư vấn ngồi lại để quy hoạch lại Nha Trang với tầm nhìn dài hạn.

Ng.Nga (ghi)

Trần Đăng - Trần Tâm (Thanh Niên)

Ly kỳ thương vụ thâu tóm đất vàng Láng Hạ

Sở hữu miếng đất vàng trên phố Láng Hạ - Hà Nội, DN lập tức thành mục tiêu thâu tóm, mua đi bán lại qua tay rất nhiều đại gia để tranh phần đất mặt tiền đẹp nhất Hà Nội.
Chung cư cũ nhưng ở vị trí đất vàng luôn là một miếng bánh ngon cho các doanh nghiệp bất động sản săn đón. Tuy nhiên, việc có được quỹ đất sạch là không hề dễ, cùng với những quy định hạn chế mật độ dân cư khiến dự án cải tạo chung cư trì trệ trong thời gian dài.

Săn đất vàng

Từ lâu, khu chung cư cũ đều vị trí đẹp, doanh nghiệp xây dựng là bán được ngay. Chính vì thế, không chỉ các đại gia, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản thương mại, cuộc chiến thâu tóm đất vàng còn thu hút cả các “tân binh” nhập cuộc.

Sau nhiều tháng tranh đua thâu tóm, đất vàng 93 Láng Hạ đã có chủ mới. Nằm ở vị trí mặt đường Láng Hạ rộng 5.000m2, thành phố đã cho phép Công ty BĐS An Thịnh được đầu tư dự án mới. Tuy nhiên, sau nhiều năm không triển khai, năm 2015, nhiều công ty địa ốc đã nhảy vào thâu tóm An Thịnh.

Cuộc đua tranh thâu tóm An Thịnh diễn ra quyết liệt khi có sự tham gia của nhiều ông lớn như Hà Đô Group, Vinaconex 2, CTCP Vimeco (VMC) và CTCP Đầu tư hạ tầng và đô thị Vinaconex (IUC),...

Vào cuối tháng 7/2015, Hà Đô thông báo đã ký hợp đồng mua toàn bộ cổ phần sở hữu từ 3 cổ đông của BĐS An Thịnh - tương đương 81,4% vốn cổ phần. Sau đó, nhóm cổ đông An Thịnh đã hủy hợp đồng với Hà Đô vì một số cam kết trong hợp đồng không được thực hiện. 

Đến đầu tháng 9/2015, đến lượt Vinaconex 2 khẳng định đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 100% cổ phần BĐS An Thịnh ngày 8/9/2015, giữa bên bán là BĐS An Thịnh và bên mua là VMC, VC2 và IUC. Trong đó, riêng VC2 cho biết đã đăng ký nhận về 29,85% vốn.

Cuộc chiến đất vàng tiếp tục gay cấn khi Tổng công ty Vinaconex (VCG) tham gia. Đến nay, Vinaconex đã hoàn tất các thủ tục pháp lý để trở thành cổ đông lớn và là công ty mẹ của BĐS An Thịnh.

Ngay cạnh đó, khu tập thể 97 Láng Hạ cũng Vinaconex cũng đã góp vốn với Petrowaco theo tỷ lệ Vinaconex 45%, Petrowaco 55%. Dự án mới sẽ là một tòa nhà hỗn hợp gồm chung cư văn phòng 27 tầng nổi (7 tầng văn phòng và 20 tầng chung cư), 3 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật, dịch vụ.

Công trình ban đầu do Petrowaco làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công từ tháng 9/2010 nhưng do vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng. Petrowaco đã xây dựng phương án đền bù khá "khủng" cho các hộ dân tại đây.

Theo đó, Petrowaco sẽ đền bù, bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trên nguyên tắc căn hộ cũ (với các diện tích từ 41,7 - 47,34m2) đổi sang căn hộ mới (có diện tích 103 - 107,5m2 hoặc 112,5m2), mà không phải trả thêm tiền.

Ngoài ra, các hộ dân còn nhận được khoảng 150 triệu đồng/hộ để chi trả tiền thuê nhà tạm cư trong suốt thời gian chủ đầu tư thực hiện dự án (dự kiến khoảng gần 30 tháng).

Có thể thấy, đây là mức đền bù, bồi thường hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân vào dạng "khủng" nhất trong các dự án cải tạo chung cư cũ từ trước đến nay.

Trong đó, chủ đầu tư sẽ dành 66 căn hộ để bố trí tái định cư, còn lại số căn hộ kinh doanh là 124 căn hộ.

Bên cạnh Dự án 97 Láng Hạ, Petrowaco còn là chủ đầu tư của một vài dự án cải tạo chung cư khác có vị trí đẹp tại Hà Nội như 59-63 Huỳnh Thúc Kháng, một dự án có vị trí đẹp tại góc giao cắt giữa đường Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Chí Thanh. 

Không phải miếng ngon

Dự án B6 Giảng Võ lại là một trong các dự án hiếm hoi hoàn tất di dời từ 6 năm nay nhưng chưa thể thi công xây dựng. Ba lần đổi chủ, số phận đất vàng B6 Giảng Võ đã về tay chủ đầu tư đồng thời cũng là nhà thầu cũ là Tổng công ty 36. 


Từ một dự án được kỳ vọng, B6 Giảng Võ đã biến thành một dự án tai tiếng. Mefrimex có vốn điều lệ 800 tỷ đồng từng nhảy vào dự án này. Nhưng Mefrimex không trả tiền chuyển nhượng nên Công ty 36 đã buộc phải kiện Mefrimex ra tòa. 

Theo phản ánh của doanh nghiệp tham gia xây dựng, mới đầu nhận dự án thì nghĩ là miếng bánh ngon. Sau khi làm, doanh nghiệp vấp phải vấn đề bồi thường cao lại bị khống chế số tầng dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, để giải bài toán này, theo đề xuất của doanh nghiệp, Hà Nội phải cho cơ chế đặc thù đó là nâng tầng cao lên ít nhất 15-20 tầng doanh nghiệp làm mới có lãi.

Hiện tại chỉ những chung cư thuộc diện nguy hiểm nhưng ở vị trí “đất vàng” thuận lợi kinh doanh mới được doanh nghiệp bất động sản đầu tư phá dỡ xây dựng lại. Các doanh nghiệp bất động sản không mặn mà vì ít lợi nhuận nhưng lại vấp phải khó khăn khi tiếp xúc với cộng đồng chung cư.

Đại diện một chủ đầu tư chia sẻ, ngoài số lượng căn hộ phải trả cho dân tái định cư, số căn hộ còn lại, nếu doanh nghiệp bán được giá 26 triệu đồng/m2 thì vẫn lỗ khoảng hơn 100 tỷ đồng nữa. Mặc dù lỗ nhưng vì lời hứa với dân, vì uy tín nên lỗ doanh nghiệp vẫn làm. Chủ đầu tư đã từng xin nâng tầng cao lên 22 tầng nhưng không được chấp thuận.

Mặc dù vậy, chính sách này đang được chỉnh sửa và nếu vướng mắc về hạn chế chiều cao của tòa nhà được tháo gỡ, nhiều khả năng, cuộc cạnh tranh cải tạo chung cư cũ giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra quyết liệt.


D.Anh (VEF)

Imperia Garden Minh Khai dự án kiến cất nóc vào quý I/2018

Theo dự kiến của chủ đầu tư  HBI chung cư Imperia Garden Minh Khai sẽ chính thức cất nóc vào quý II/2017. Và hiện giờ dự án đang khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và sẽ chính thức ra mắt thị trường vào tháng 6/2016.

Trên công trường hiện nay, các công nhân đang khẩn trưởng làm việc cả ngày và đêm để kiệp thời hoàn thành tiến độ đặt ra của chủ đầu tư. BCH Imperia Garden Minh Khai cũng đặc biệt chú ý nguy cơ có gió lớn khi thao tác trên sàn cao nên luôn nhắc nhở anh em công nhân tuân thủ quy định an toàn. Bộ phận giám sát an toàn thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra công trường hàng ngày, đồng thời cảnh báo các nguy cơ mất an toàn để sớm xử lý khắc phục.


Hình ảnh công trường hiện nay được Ban chỉ huy Imperia Minh Khai thể hiện rất tốt. Công tác vệ sinh, dọn mặt mặt bằng thi công được tổ chức hàng ngày, thu dọn rác thải thường xuyên nên công trường luôn sạch sẽ gọn gàng và thuận tiện cho triển khai thi công.